[ Thôi việc như thế nào? ]
Có nhiều người muốn đi làm việc ở Nhật, nhưng ngược lại có không ít người muốn thôi việc. Cần nắm vững luật để tự bảo vệ mình trong trường hợp công ty không cho thôi việc hoặc dọa dẫm đòi bồi thường.
<Chuẩn bị trước khi thôi việc>
Vì là người nước ngoài nên phải chú ý điều kiện visa nếu muốn tiếp tục ở lại Nhật. Nếu chuyển sang visa khác (gia đình, du học) thì phải tìm hiểu chuẩn bị các thủ tục đó.
Nếu chuyển việc thì phải tìm được công việc khác, có hợp đồng làm việc mới, phải xác nhận với Cục XNC về khả năng làm việc ở công ty đó. Nói chung là ngành nghề tương tự như công ty cũ, hoặc phù hợp với bằng cấp của mình thì không đáng lo.
Nếu chuyển việc thì phải tìm được công việc khác, có hợp đồng làm việc mới, phải xác nhận với Cục XNC về khả năng làm việc ở công ty đó. Nói chung là ngành nghề tương tự như công ty cũ, hoặc phù hợp với bằng cấp của mình thì không đáng lo.
Trang web hướng dẫn các thủ tục của Cục Nhập Cảnh (入国管理局, Nyukan):
http://www.immi-moj.go.jp/tetuduki/ (tiếng Nhật)
http://www.immi-moj.go.jp/english/ (tiếng Anh)
http://www.immi-moj.go.jp/tetuduki/ (tiếng Nhật)
http://www.immi-moj.go.jp/english/ (tiếng Anh)
<Thời gian thôi việc>
1. Nhân viên chính thức (正社員, seishain): không bị ràng buộc thời hạn làm việc, tức là hợp đồng vô thời hạn. Công ty không thể đuổi việc nếu không có lý do chính đáng (khi đó thì họ thường thỏa thuận bồi thường cho người lao động). Ngược lại người lao động có thể thôi việc bất kì thời gian nào, miễn là báo trước một thời gian. Theo luật lao động thì là 14 ngày, nhưng đa phần các công ty yêu cầu 30 ngày, có những công ty yêu cầu dài hơn chút.
2. Nhân viên hợp đồng (契約社員, keiyaku-shain), nhân viên phái cử (派遣社員, haken-shain): thời hạn làm việc được định trước trong hợp đồng, dài nhất là 3 năm, với các chuyên gia hoặc lao động cấp cao thì dài nhất là 5 năm. Công ty không thể đuổi việc hoặc kết thúc hợp đồng trước thời hạn trừ khi có lý do đặc biệt (khi đó thì họ thường thỏa thuận bồi thường cho người lao động). Người lao động TRONG VÒNG 1 NĂM cũng không được quyền thôi việc trước thời hạn trừ khi có lý do đặc biệt, hoặc thỏa thuận được với công ty (có những công ty chỉ yêu cầu báo trước 30 ngày). Cả 2 bên được quyền không gia hạn hợp đồng. Trên 1 năm thì người lao động được quyền xin thôi việc bất cứ lúc nào nhưng cũng cần báo trước 30 ngày, tốt nhất là 45 ngày. Người lao động còn có quyền đặc biệt là kí hợp đồng cùng lúc với nhiều công ty, chia thời gian ra làm việc với nhiều công ty. (update) Lưu ý là nhiều công ty hay là nhiều công việc cũng phải chung nội dung công việc xin visa, không thể làm việc chân tay kiểu arubaito trong nhà hàng, siêu thị nhé.
3. Thực tập sinh kĩ năng (技能実習生): tương tự như nhân viên hợp đồng ở trên. Hợp đồng dài nhất là 3 năm, trong vòng 1 năm đầu thì hai bên không có quyền hủy hợp đồng trừ khi có lý do bất khả kháng hoặc vi phạm hợp đồng (vi phạm các điều kiện lao động, năng lực lao động). Sau 1 năm thì người lao động được quyền xin thôi việc trước thời hạn, nhưng cũng cần báo trước 30 ngày. Công ty không được phép đuổi việc thực tập sinh với các lí do vi phạm nhân quyền (kết hôn, mang thai, sinh đẻ, tự do đi lại) hoặc trái luật (ép buộc gửi tiền cho công ty, không cho nghỉ ốm trong vòng 30 ngày, không cho nghỉ sinh và sau sinh đẻ 30 ngày)
4. Arubaito, part-time: nên báo trước 1 tháng là tốt nhất, nhưng giả sử như có thôi việc ngay thì cũng không bị ảnh hưởng xấu gì ngoài ấn tượng xấu và mang tiếng cho người Việt khác.
<Cách thôi việc>
5. Nộp đơn thôi việc (đối với nhân viên chính thức và những ai (có thể và muốn) xin thôi việc trước thời hạn) Nộp phong bì và đơn có dòng chữ 退職願 (taishoku-negai), hoặc 退職届 (taishoku-todoke), bên trong ghi tên, bộ phận làm việc, đóng dấu, ngày tháng muốn thôi việc (phải ít nhất 14 ngày sau, nên ít nhất 30 ngày sau), lý do thôi việc đơn giản theo quán lệ. 退職願 có nghĩa là đề nghị công ty cho thôi việc, công ty đồng ý thì mới là được thôi, dùng trong trường hợp rất tôn trọng công ty, cho công ty đàm phán thời gian thôi việc, tăng lương tăng chức để giữ lại. Còn 退職届 có nghĩa là thông báo thôi việc dứt khoát, không cần công ty đồng ý, không cho công ty đàm phán, không thể hủy thủ tục. Nộp cho cấp trên trực tiếp của mình. Nếu sau 2 tuần nộp 退職願 mà công ty không có phản hồi thì có thể thôi việc. Còn 退職届 thì không cần phải chờ công ty phản hồi.
Còn những người hết hạn hợp đồng chỉ cần thông báo trước bằng miệng là không gia hạn hợp đồng nữa.
Làm arubaito hoặc part-time chỉ cần báo trước bằng miệng với người phụ trách.
Làm arubaito hoặc part-time chỉ cần báo trước bằng miệng với người phụ trách.
Mẫu đơn: viết tay hoặc đánh máy, viết ngang hay viết dọc đều được. Nếu viết dọc thì thứ tự ngược với dưới đây: tiêu đề, nội dung, tên mình, tên công ty, ngày tháng.
--------------------------
退 職 願
平成□□年□□月□□日
--------------------------
退 職 願
平成□□年□□月□□日
株式会社○○建設
代表取締役社長 ○○ ○○ 殿
代表取締役社長 ○○ ○○ 殿
○○ 部 ○○ 課
Nguyen Van A 印
私事、
この度一身上の都合により、
平成△△年△△月△△日をもって
退職致したく、ここにお願い申し上げます。
以上
--------------------------
Nguyen Van A 印
私事、
この度一身上の都合により、
平成△△年△△月△△日をもって
退職致したく、ここにお願い申し上げます。
以上
--------------------------
退 職 届
平成□□年□□月□□日
平成□□年□□月□□日
株式会社○○建設
代表取締役社長 ○○ ○○ 殿
代表取締役社長 ○○ ○○ 殿
○○ 部 ○○ 課
Nguyen Van A 印
私事、
この度一身上の都合により、
平成△△年△△月△△日をもって、
退職致します。
以上
--------------------------
Nguyen Van A 印
私事、
この度一身上の都合により、
平成△△年△△月△△日をもって、
退職致します。
以上
--------------------------
6. Các thủ tục sau khi nộp đơn thôi việc:
- (Quan trọng!) Thỏa thuận và thông báo với phòng nhân sự và cấp trên ngày cuối cùng đến công ty. Ngày này không phải là ngày thôi việc, mà nên trừ ngược lại số ngày nghỉ phép chưa dùng (tức là tận dụng ngày nghỉ phép), không tính thứ Bảy Chủ Nhật ngày lễ. Ví dụ ngày nộp đơn thôi việc là 30/11/2016, ngày thôi việc trong đơn là 31/12/2016, có 10 ngày phép, quy định của công ty cho nghỉ Tết từ ngày 29/12, thì chỉ cần làm việc đến ngày 13/12/2016 (ngày 23/12 là ngày lễ nhé, các bạn ở VN chú ý ^^). Ngay cả thực tập sinh cũng có 10-12 ngày phép mỗi năm theo luật nhé. Còn nhân viên haken thì thường là không có nghỉ phép nhưng tuỳ công ty.
- (update) Nếu bị công ty đề nghị cho nghỉ việc theo nhu cầu của công ty thì như đã nói ở trên, thường sẽ có tiền đề bù (gọi là package, パッケージ). Nếu là tự thôi việc thì không có đền bù. Cả 2 trường hợp, nếu công ty có chế độ 退職金 (taishokukin, tiền thôi việc) thì đều là sẽ được nhận, đó là khoản riêng, cũng có thể gọi là trợ cấp thôi việc nhưng số công ty có khoản tiền đó giờ rất ít.
- Trả lại hết các giấy tờ và đồ đạc mượn của công ty: máy tính, đồng phục, thẻ nhân viên, danh thiếp....
- Nhận lại sổ niên kim (年金手帳, giấy chứng nhận thôi việc (離職票, 退職証明書), sổ bảo hiểm thất nghiệp (雇用保険被保険者証), giấy chứng nhận thuế (源泉徴収票). Nhiều khả năng là các giấy tờ này sẽ được công ty gửi sau về nhà vì không chuẩn bị kịp. Sẽ cần các giấy tờ này để nộp cho công ty mới.
- (Quan trọng!) Thỏa thuận và thông báo với phòng nhân sự và cấp trên ngày cuối cùng đến công ty. Ngày này không phải là ngày thôi việc, mà nên trừ ngược lại số ngày nghỉ phép chưa dùng (tức là tận dụng ngày nghỉ phép), không tính thứ Bảy Chủ Nhật ngày lễ. Ví dụ ngày nộp đơn thôi việc là 30/11/2016, ngày thôi việc trong đơn là 31/12/2016, có 10 ngày phép, quy định của công ty cho nghỉ Tết từ ngày 29/12, thì chỉ cần làm việc đến ngày 13/12/2016 (ngày 23/12 là ngày lễ nhé, các bạn ở VN chú ý ^^). Ngay cả thực tập sinh cũng có 10-12 ngày phép mỗi năm theo luật nhé. Còn nhân viên haken thì thường là không có nghỉ phép nhưng tuỳ công ty.
- (update) Nếu bị công ty đề nghị cho nghỉ việc theo nhu cầu của công ty thì như đã nói ở trên, thường sẽ có tiền đề bù (gọi là package, パッケージ). Nếu là tự thôi việc thì không có đền bù. Cả 2 trường hợp, nếu công ty có chế độ 退職金 (taishokukin, tiền thôi việc) thì đều là sẽ được nhận, đó là khoản riêng, cũng có thể gọi là trợ cấp thôi việc nhưng số công ty có khoản tiền đó giờ rất ít.
- Trả lại hết các giấy tờ và đồ đạc mượn của công ty: máy tính, đồng phục, thẻ nhân viên, danh thiếp....
- Nhận lại sổ niên kim (年金手帳, giấy chứng nhận thôi việc (離職票, 退職証明書), sổ bảo hiểm thất nghiệp (雇用保険被保険者証), giấy chứng nhận thuế (源泉徴収票). Nhiều khả năng là các giấy tờ này sẽ được công ty gửi sau về nhà vì không chuẩn bị kịp. Sẽ cần các giấy tờ này để nộp cho công ty mới.
7. (Quan trọng!) Đối phó với công ty:
- Nếu công ty từ chối không nhận đơn thôi việc thì ra bưu điện gần nhà gửi 退職届 đến phòng nhân sự công ty theo dịch vụ 内容証明郵便 (chứng nhận nội dung bưu phẩm), theo đó bưu điện chứng nhận ngày tháng gửi đơn thôi việc của mình, công ty nhận hay không không quan trọng nữa. Nên thông báo cho họ 1 câu là tôi đã gửi rồi đấy.
- Nếu bị công ty yêu cầu bồi thường vì việc thôi việc dù đúng luật: phớt lờ, vì việc đó là vi phạm pháp luật.
- Nếu bị công ty nài nỉ giữ lại: hoặc nêu điều kiện mong muốn, hoặc giữ vững ý định thôi việc.
- Nếu bị công ty dọa bắt về nước hoặc hủy visa: phớt lờ vì họ không thể và không có quyền hạn làm được các việc đó. Việc họ có thể làm là báo lên Cục Quản lý XNC về việc nhân viên người nước ngoài thôi việc, nhưng bản thân người nước ngoài cũng phải làm việc này.
- Nếu công ty từ chối không nhận đơn thôi việc thì ra bưu điện gần nhà gửi 退職届 đến phòng nhân sự công ty theo dịch vụ 内容証明郵便 (chứng nhận nội dung bưu phẩm), theo đó bưu điện chứng nhận ngày tháng gửi đơn thôi việc của mình, công ty nhận hay không không quan trọng nữa. Nên thông báo cho họ 1 câu là tôi đã gửi rồi đấy.
- Nếu bị công ty yêu cầu bồi thường vì việc thôi việc dù đúng luật: phớt lờ, vì việc đó là vi phạm pháp luật.
- Nếu bị công ty nài nỉ giữ lại: hoặc nêu điều kiện mong muốn, hoặc giữ vững ý định thôi việc.
- Nếu bị công ty dọa bắt về nước hoặc hủy visa: phớt lờ vì họ không thể và không có quyền hạn làm được các việc đó. Việc họ có thể làm là báo lên Cục Quản lý XNC về việc nhân viên người nước ngoài thôi việc, nhưng bản thân người nước ngoài cũng phải làm việc này.
Trên đây là thông tin nói chung. Có những điều nhỏ nhặt khác thì nên tự tìm kiếm tìm hiểu trên internet. Thông tin có rất sẵn và đáng tin cậy hơn là nghe người này người kia mách bảo.