Latest Releases

Showing posts with label văn hóa. Show all posts
Showing posts with label văn hóa. Show all posts

Monday, April 24, 2017

年中行事 các tháng trong năm , và các hoạt động kèm theo của người Nhật

Tính post bài này nhân dịp năm mới mà giờ mới có đủ thời gian để viết. Đó là“ 年中行事”. Nói về ý nghĩa của các tháng trong năm , và các hoạt động kèm theo của người Nhật. Có cả cũ và mới nhen. ^_^
Về văn hoá Nhật thì các trang khác cũng đưa khá nhiều.Nhưng với bài này mình sẽ kèm theo đó sẽ có các từ vựng/mẫu câu tiếng Nhật liên quan nhé. Có gì sai sót các bạn bổ sung nhé.:3
*** 1月 「お正月」: Tết
+ 初詣(はつもうで)/ (1日) : Đi 神社(じんじゃ) cầu may (thi đậu, thăng tiến, có gấu..v.v)
+ 書初め(かきぞめ)/(2日) : Khai bút đầu năm
+ おせち料理を食べる: Món ăn này các bạn search Google để biết rõ hơn nhé.
+ 百人一首、かるた、羽根つき(はねつき), こま, たこあげ: Đây là các trò chơi truyền thống thường được chơi vào dịp tết như đánh con quay (gụ), thả diều. Ai xem doraemon chắc cũng sẽ hình dung được nhỉ ^_^
+ 「成人式(せいじんしき) 」:第2月曜日(20歳になった人のお祝い:Lễ thành nhân được tổ chức vào Thứ 2 của lần 2 trong tháng 1.
*** 2月 「節分(せつぶん) 3日」:Mừng cho mùa đông kết thúc.
+ マメに暮らせるように、年の数だけ大豆を食べる:Trước đây thì ai bao nhiêu tuổi thì ném bấy nhiêu hạt đậu ra vườn.Nhưng giờ thì không có vườn nên mọi người ăn . Cầu mong sức khoẻ, may mắn...
Có bài hát gắn liền là:
鬼は外 福は内 (おにはそと ~ ふくはうち)
ぱらっ ぱらっと ぱらっと ぱらっと
まめのおと
おには こっそり にげていく
Có bạn nào giúp mình dịch bài hát này được hem :3
+ バレンタインデー:Valentine Day : Ngày FA k ra đường. >_<
Vì lượng FA đông và hung hãn quá nên có thêm từ: 友チョコー
*** 3月 「ひな祭り(ひなまつり)」: Lễ hội dành cho các bé gái.
女の子の成長を祝う。「モモの節句)とも言う。
+ 白酒(しろざけ)、ひなあられ、ちらしずし、はまぐりのお吸い物などを食べる。
+ 卒業式(そつぎょうしき) : Đây là tháng mà tất cả các cấp học/loại hình giáo dục ở Nhật đều làm lễ Tốt Nghiệp.
*** 4月 「入学式(にゅうがくしき) : Mùa Tựu trường
+ 花見(はなみ) : Mùa ngắm hoa Anh Đào (sakura). Thì tuỳ theo khu vực thì việc đi ngắm hoa ở các thời điểm cũng khác nhau.
*** 5月 「子供の日」: Ngày Trẻ em ^_^
+第2 日曜日:母の日:Ngày của Mẹ.
+ 5日:男の子の成長を祝う: Mừng cho các bé nam mau ăn chóng nhớn.
+柏餅(かしわもち)、ちまきなどを食べる
+ゴールデンウィーク( Golden Week): Tuần lễ vàng. Vì kết hợp các ngày lễ với nhau thành 1 đợt nghĩ khá dài nên người ta gọi thế. Người Nhật thường đi du lịch vào dịp này.
*** 6月 「父の日」(第3日曜日) お父さんに感謝する日
Ngày chủ Nhật thứ 3 trong tháng được chọn là ngày của các ông Bố. Ở VN hình như chưa có ngày này thì phải >_<
*** 7月 「たなばた」
+ 7日の夜:Ngày ngưu lang chúc nữ gặp nhau 1 lần trong năm ^_^
+ 笹竹(ささだけ)に、折り紙(おりがみ)、お願い事を書いた短冊を飾る。Thì vào tháng này ở đâu cũng sẽ thấy một cây tre nhỏ được trang trí bằng origami hay những lá thư nhỏ có viết các việc thỉnh cầu trên đó.
*** 8月 「夏祭り(なつまつり)」:Lễ hội mùa hè
+花火大会(はなびたいかい) Đây là tháng các hoạt động bắn pháo hoa diễn ra ở khắp nơi. Mấy em thì bận yukata , nhìn rất là kawaii ^_^. Thì các điểm bắn pháo hoa thường kèm theo trò (夜店で金魚すくいをする. ) Vớt cá vàng đem về ăn í nhầm về nuôi :))
+ 15日(盂蘭盆) Thì obon gần giống như ngày rằm tháng 7 ở VN.
死んだ人の魂をなぐさめるお祭り。故郷(ふるさと)に帰り、墓参り(はかまいり)をする。
Người Nhật thường trở về nơi chôn rau cắt rốn, hay thăm ông bà, hay đi tảo mộ .
***9月 「お月見」:Ngắm trăng
Bây giờ không còn nữa. Trước đây vào ngày 15 thì vừa ăn もち vừa ngắm trăng.
*** 10 月「運動会(うんどうかい)」
Tháng diễn ra các đại hội thể thao trong năm dành cho tất cả các lứa tuổi.
*** 11月 「七五三」
+15日:các bé trai(5 tuổi) ,bé gái (7, 3 tuổi) bận yukata đến 神社 để cầu mong sức khoẻ.
+ 縁起の良いものとして千歳あめを食べる。
*** 12月「クリスマス」
+ Vào ngày 24,25 thì các Hotel kín phòng @_@
+ Chuẩn bị cho tết thì nào là về sinh nhà cửa ,làm món おせち料理...
Khái quát về 12 tháng trong năm cũng như là các hoạt động kèm theo của người Nhật. Mong sau khi đọc xong các bạn sẽ có thêm một kiến thức nhỏ về văn hoá Nhật. Có thể lên lớp chém gió với thầy cô, hay bạn bè Nhật của mình nhé ^_^
Anh Nguyễn
Cộng Đồng Việt Nhật
Nguồn: Ghi chép trên lớp
Read »

Friday, November 11, 2016

Lễ hội ngắm hoa anh đào tại Nhật Bản

Hanami là một lễ hội truyền thống của xứ sở hoa anh đào, lễ hội này diễn ra từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4. Đây là dịp để mọi người vui chơi, tổ chức những bữa tiệc, cùng uống rượu, ca hát và chụp ảnh dưới những tán hoa anh đào đẹp tuyệt vời.
Hanami là từ được ghép bởi hai từ “Hana” có nghĩa là hoa và “Mi” có nghĩa là ngắm nhìn. Hanami có nghĩa là thưởng lãm hoa và đây cũng là tên gọi của lễ hội nổi tiếng bậc nhất nước Nhật – Lễ hội ngắm hoa anh đào. Lễ hội này đã có một lịch sử lâu đời từ hàng ngàn năm nay, và được coi là quốc lễ của Nhật Bản và là một nét đẹp không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản.
Lễ hội hoa anh đào tại Nhật Bản

Hoa anh đào nở rộ vào cuối tháng 3

Bắt đầu vào khoảng thời gian từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, hoa anh đào trên khắp nước Nhật đồng loạt nở rộ trong khoảng 2 tuần rồi tàn nên thời điểm này được xem là thời điểm đẹp nhất để thưởng thức vẻ đẹp của hoa anh đào và cảm nhận không khí mùa xuân đang đến gần, lễ hội Hanami kéo dài cả ngày lẫn đêm trong khoảng 2 tuần.

Ngắm hoa anh đào cùng con người Nhật Bản

Khắp nơi đâu đâu cũng thấy những tán cây hoa anh đào nở rộ, bừng sáng cả một khoảng trời. Trong tiết trời se lạnh, từng đợt gió thổi qua khiến muôn vàn cánh hoa anh đào bay lượn trong gió tạo nên một cảnh sắc đẹp mê mẩn, rung động lòng người

Mọi người tụ tập dưới những tán cây hoa anh đào nở rộ, tổ chức những bữa tiệc ngoài trời, ăn uống, trò chuyện và cùng nhau ca hát cả ngày lẫn đêm. Những người dân Nhật Bản thường chuẩn bị những món ăn truyền thống của đất nước mình như sushi, cơm hộp bento và một loại rượu thường uống trong lúc ngắm hoa được gọi là Hanamizake.
sakura-hoa anh đào tại Nhật


Tại lễ hội Hanami, bạn sẽ dễ dang bắt gặp hình ảnh những thiếu nữ Nhật Bản trong chiếc áo kimono truyền thống dưới những tán hoa anh đào, những gia đình vui đùa rộn rã bên nhau, tất cả đều tạo nên một dấu ấn đậm nét cho lễ hội ngắm hoa Hanami đặc biệt của xứ sở hoa anh đ
Read »

Núi Phú Sĩ - nét văn hóa Nhật

Nhật Bản được biết đến với loài hoa anh đào nổi tiếng thế giới. Cũng có người biết đến đất nước này bởi cái tên "Đất nước mặt trời mọc". Và cũng có người biết đến đất nước này với biểu tượng núi Phú Sĩ như một biểu tượng thiêng liêng mang linh hồn và văn hóa của dân tộc này.
Núi Phú Sĩ là ngọn lửa cao nhất Nhật Bản cao 3776m với hình chóp nón trông rất hùng vĩ.  Núi Fuji gọi theo âm Hán Việt là núi Phú Sĩ, thuộc tỉnh Shizuoka, cách Tokyo không đầy 100km về phía Tây Nam. Người ta nói rằng, tên ngọn núi này bắt nguồn từ động từ "thổi bật ra" (fuchi) trong ngôn ngữ của người Ainu. Núi Phú Sĩ đã phun trào ít nhất 10 lần kể từ thế kỷ 18. Lần phun trào gần nhất suốt 300 năm qua  đó là vào năm 1707. 
Diện tích của núi vào khoảng 90.76km2, lòng chảo phía trong là dấu tích của miệng núi lửa rộng khoảng 500m, sâu 200m. Hiện nay, Phú Sĩ là ngọn núi lửa đã chết, nhưng gần đây vẫn có tin đồn rằng nó có khả năng hoạt động trở lại.
Nhiều người biết đến Nhật Bản bởi loài hoa Anh đào nổi tiếng thế giới. Cũng có người biết đến đất nước này bởi cái tên "Đất nước mặt trời mọc". Nhưng hiếm ai không biết tới núi Phú Sĩ như một biểu tượng thiêng liêng mang linh hồn và văn hóa của dân tộc này.
Núi Fuji gọi theo âm Hán Việt là núi Phú Sĩ, thuộc tỉnh Shizuoka, cách Tokyo không đầy 100km về phía Tây Nam. Phú Sĩ là ngọn núi lửa cao nhất Nhật Bản (3776m) với hình chóp nón trông rất hùng vĩ. Người ta nói rằng, tên của ngọn núi này bắt nguồn từ động từ thổi bật ra" (fuchi) trong ngôn ngữ của người Ainu. Núi Phú Sĩ đã phun trào ít nhất 10 lần kể từ thế kỷ 18. Cho đến nay gần 300 năm đã trôi qua kể từ lần phun trào gần nhất của nó vào năm 1707. Tro bụi, dung nham tung lên hàng trăm km, che phủ cả Tokyo, đồng thời tạo cho ngọn núi này cái đỉnh chóp tuyệt vời như ngày nay. Diện tích của núi vào khoảng 90.76km2.
Lòng chảo phía trong là dấu tích của miệng núi lửa rộng khoảng 500m, sâu 200m. Hiện nay, Phú Sĩ là ngọn núi lửa đã chết, nhưng gần đây vẫn có tin đồn rằng nó có khả năng hoạt động trở lại.
Núi Phú sĩ-biểu tượng của Nhật Bản

Với người dân Nhật núi Phú Sĩ trở thành "ngọn núi thiêng", "ngọn núi thần" che chở cho nước Nhật, đem đến sự tốt lành, may mắn: thứ nhất Fuji, thứ nhì Naka, thứ ba Nasu. Có nghĩa là, vào đêm mùng một Tết, may mắn nhất là những ngưòi nằm mơ thấy núi Phú Sĩ, thứ nhì là chim ưng,thứ ba là cà tím. Nhiều người sùng bái núi Phú Sĩ đã thành lập một tổ chức tín ngưỡng ngọn núi này gọi là Fuiiko. Việc trèo lên ngọn núi được coi là công việc thiêng liêng mà ai cũng cố gắng được làm một lần trong đời. Những người leo núi thường bắt đầu cuộc hành trình từ buổi chiều, xuyên qua đêm để rồi sáng hôm sau được ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc ở trên núi. Từng đoàn người nối đuôi nhau trong màn đêm, ánh đèn pin rực rỡ tiến thẳng lên đỉnh núi, tưởng chừng như một con rồng khổng lồ đang cuộn mình.
Núi Phú sĩ-biểu tượng của đất nước Nhật

Lên đỉnh có 5 đường chính: Kawaguchiko, Subashiri, Fujinomiya, Fuji-Yoshida và Gotemba. Trong khi đi lên đỉnh mất từ 5 đến 9 tiếng thì khi xuống chỉ mất 3 tiếng. Thời tiết có lúc khắc nghiệt, con đường dài khó khăn, hiểm trở, song bước chân tìm về nguồn cội không lúc nào ngơi nghỉ. "Nhật Bản không có núi Phú Sĩ, tựa như nước Mỹ không có "Nữ Thần Tự Do"-người Nhật Bản nói trong niềm tự hào, phấn khởi.


Núi Phú sĩ-biểu tượng của đất nước Nhật

Ngày nay, khí hậu quanh vùng núi rất ổn định. 5 cái hồ lớn ở đây lại càng làm cho cảnh quan ngoạn mục hơn. Hàng năm, núi Phú Sĩ được mở cửa trong vòng hai tháng. Từ ngày 1 tháng 7 người ta làm lễ mở cửa ở núi Gogome thuộc cửa Yoshida. Ngày 31 tháng 8 mọi hoạt động chính thức kết thúc, nhưng trước đó vào ngày 26, 27 lễ đốt la đóng cửa núi đã được tiến hành. Ðây là thời gian có khí hậu lí tưởng nhất ở núi Phú Sĩ. Trên đỉnh núi gió nhẹ, nhiệt độ từ 5oc đến 6oc. MặC dù thời gian mở cửa không nhiều, song hàng năm cũng vẫn lôi cuốn khoảng 25 triệu người Nhật Bản và khách nước ngoài đến tham quan, du lịch ở đây.
Read »

Kimono - Trang phục truyền thống của Nhật Bản

Trước tiên các bạn cần hiểu Kimono có nghĩa là "đồ để mặc" hoặc Hòa phục, nghĩa là "y phục Nhật" là loại y phục truyền thống của Nhật Bản, biểu tượng văn hóa cho Nhật Bản.




Đặc trưng của trang phục Kimono:

Kimono dành cho phụ nữ chỉ có một cỡ duy nhất, người mặc cần phải bó y phục lại cho phù hợp với bản thân mình. Kimono có 2 loại, tay rộng và tay ngắn. Phụ nữ đã lấy chồng thường không mặc loại tay rộng, vì rất vướng víu khi làm việc. Khi mặc kimono phải mặc juban trước, là một áo kimono lót để bảo vệ kimono khỏi dơ, sau đó cuốn bên phải vào trước, bên trái vào sau, và thắt lại bằng thắt lưng Obi làm bằng lụa, rất đắt tiền. Nếu quấn bên trái trước nghĩa là bạn sắp đi dự tang lễ. Việc mặc kimono rất mất thời gian, và hầu như không thể tự mặc. Người mặc kimono phải đi guốc gỗ, và mang bít tất Tabi màu trắng.



Người Nhật đã sử dụng kimono trong vài trăm năm. Ngày nay, kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.
Yukata là loại kimono mỏng mặc mùa hè, thường làm bằng vải mát như cotton. Khi đến onsen (suối nước nóng), người ta thường mặc yukata.

Chất liệu Kimono:

Theo truyền thống, áo Kimono được may bằng vải dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như vải lanh, bông, lụa,
Read »

Ads

  • Nét đẹp Nhật Bản
  • Kỹ năng học
Copyright © 2015 Cuộc Sống Nhật Bản

Designed by Templatezy & Copy Blogger Themes